Chức năng của quản trị Quản_trị

Các chức năng của quản trị

Các nhà quản trị là người quản trị tốt thời gian và tiềm lực, biết nhìn nhận cơ hội và phải biết tận dụng cơ hội đó.

  • Hoạch định:

- Đánh giá nguồn lực và thực trạng của tổ chức.

- Chức năng xác định mục tiêu cần đạt được.

- Đề ra chương trình hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất định.

- Đưa ra các kế hoạch khai thác cơ hội và hạn chế bất trắc của môi trường.

  • Tổ chức:

- Chức năng tạo dựng một môi trường nội bộ thuận lợi để hoàn thành mục tiêu.

- Xác lập một cơ cấu tổ chức và thiết lập thẩm quyền cho các bộ phận, cá nhân, tạo sự phối hợp ngang, dọc trong hoạt động của tổ chức.

  • Lãnh đạo là chỉ huy nhân tố con người sao cho tổ chức đạt đến mục tiêu. Nó bao gồm việc chỉ định đúng tài nguyên và cung cấp một hệ thống hỗ trợ hiệu quả. Lãnh đạo yêu cầu kĩ năng giao tiếp cao và khả năng thúc đẩy mọi người. Một trong những vấn đề quyết định trong công tác lãnh đạo là tìm được sự cân bằng giữa yêu cầu của nhân sự và hiệu quả sản xuất.
  • Kiểm tra là chức năng để đánh giá chất lượng trong tiến trình thực hiện và chỉ ra sự chệch hướng có khả năng diễn ra hoặc đã diễn ra từ kế hoạch của tổ chức. Mục đích của chức năng này là để đảm bảo hiệu quả trong khi giữ vững kỉ luật và môi trường không rắc rối. Kiểm tra bao gồm quản lý thông tin, xác định hiệu quả của thành tích và đưa ra những hành động tương ứng kịp thời.

Nguồn gốc các chức năng quản trị

- Năm 1916, nhà quản trị nổi tiếng người Pháp Henry Fayol cho rằng quản trị có 5 chức năng: hoạch định, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra, điều chỉnh.

- Sau đó 7 năm, vào năm 1923 Lyther Guilick và Lyndal Urwich chia thành 7 chức năng: hoạch định, tổ chức, nhân sự, thực hiện, phối hợp, kiểm tra, tài chính.

- Đến thập niên 60 của thể kỷ XX, Harold Koontz và Cyril O’donnell nêu lên 5 chức năng: kế hoạch, tổ chức, nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra.

- Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, James Stoner và Stephen P.Robbins chia thành 4 chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.